Trong năm thứ 16 được tổ chức và lần thứ năm mở rộng cho sinh viên các nước ASEAN khác tham gia, cuộc thi ‘Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN năm 2023’ lần đầu tiên có sự góp mặt của sinh viên đến từ 10 nước ASEAN.
Cuộc thi năm nay gồm 2 vòng thi Khởi động và Chung khảo. Ở vòng Khởi động diễn ra ngày 7/10, 233 đội thi với tổng số gần 1.000 thí sinh từ 63 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của 10 nước thành viên ASEAN đã dự thi trực tuyến.
Trong đó, Việt Nam có 157 đội thi đến từ 33 cơ sở đào tạo đại học; 9 nước ASEAN khác có 66 đội thi thuộc 30 trường đại học tham dự. Đáng chú ý, cuộc thi năm nay thu hút được nhiều đại học hàng đầu của các nước ASEAN khác tham gia như Đại học quốc gia Singapore, Đại học Sains Malaysia, Viện Công nghệ ITS Indonesia và lần đầu tiên có sinh viên Philippines dự thi.
Nội dung thi gồm có Pwnable (khai thác lỗi phần mềm), Reverse engineering (tập trung vào kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm, cách bảo vệ phần mềm); Web (các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web); Crypto/ACM (đánh đố giải mã, tấn công các thuật toán mã hóa, dùng kĩ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung...).
Kết thúc vòng thi Khởi động, đã có 162/233 đội ghi điểm, trong đó có 1 đội nước ngoài và 5 đội sinh viên Việt Nam đã giải được tất cả các thử thách. Đội Heroes Cyber Security đến từ Viện Công nghệ ITS Indonesia là đội hoàn thành bài thi sớm nhất. Phần lớn trong số 61 đội chưa ghi điểm là những đội thi của các trường lần đầu tham gia cuộc thi.
Điểm mới của cuộc thi ‘Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN năm 2023’ là sau vòng Khởi động, tất cả các đội đủ điều kiện đều sẽ tham dự thi Chung khảo, không phải trải qua vòng Sơ khảo như các năm trước.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, vòng Chung khảo cuộc thi năm nay nay sẽ là cuộc đua tài của 80 đội sinh viên Việt Nam và 35 đội sinh viên của 9 nước ASEAN khác.
Sinh viên của 9 nước ASEAN khác sẽ dự thi online hoàn toàn dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo. Trong khi đó, các đội sinh viên Việt Nam sẽ thi tập trung tại 2 địa điểm là Hà Nội (gồm các trường từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc) và TP.HCM (gồm các trường từ Đà Nẵng trở vào phía Nam).
Năm nay, vòng Chung khảo sẽ không chia bảng, mà thực hiện tính điểm và xếp hạng trên tổng số đội thi. Các thí sinh sẽ thi thực hành trực tuyến về an toàn thông tin, chủ yếu theo hình thức đối kháng, tấn công và phòng thủ trên mạng máy tính.
Là một hoạt động trong thuộc khổ chuỗi sự kiện ‘Ngày An toàn thông tin Việt Nam’ năm 2023, cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin năm 2023’ hướng tới việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin trong các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học; đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Cuộc thi cũng góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án“Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” và “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 11/2020 và tháng 1/2021.
Cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ còn nhằm mục đích phát hiện những tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin và tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong các nước ASEAN.
Thế Vinh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Lần đầu cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin có 10 nước ASEAN tham giaĐồng thời, Bình Định cũng triển khai hiệu quả về đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ, sử dụng dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Hiện nay, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối với tổng cộng 22 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành để phục vụ cho công tác quản lý, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; trong đó, có 7 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành do các cơ quan chức năng thuộc tỉnh quản lý và 15 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành các Bộ, ngành Trung ương quản lý; đáng chú ý là: Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm…
Một trong những điểm mới của địa phương là kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với Hệ thống thông tin của mốt số bệnh viện, trường học, doanh nghiệp cấp nước, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh giúp người dân Bình Định thực hiện thanh toán trực tuyến viện phí, phí trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh – hiện đang sử dụng chung nền tảng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Cùng với đó, nằm trong số 31 địa phương đã hoàn thành việc xây dựng, kết nối, tích hợp Kho dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu số hóa phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, Bình Định cũng được đánh giá là một trong số những địa phương thực hiện tốt việc giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa.
Dựa trên dữ liệu theo thời gian thực trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Văn phòng Chính phủ đánh giá Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bình Định, Tây Ninh… nằm trong số những bộ, ngành, địa phương thực hiện phục vụ người dân, doanh nghiệp đảm bảo chất lượng tốt.
Đẩy mạnh chuyển đổi số là cơ hội để Bình Định bứt phá
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn, thời gian qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhiệm vụ chuyển đổi số của Bình Định đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp đã từng bước dựa vào dữ liệu; công nghiệp CNTT có nhiều khởi sắc với việc hình thành Khu Công viên phần mềm Quang Trung - Bình Định và sự tham gia của các DN công nghệ hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, Bình Định đang phấn đấu xây dựng TP Quy Nhơn trở thành một trong những trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) của cả nước trong thời gian đến.
Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam Phùng Văn Ổn cho rằng, Bình Định nói chung và TP Quy Nhơn nói riêng là điểm nhấn thu hút về KH&CN và đổi mới sáng tạo ở miền Trung. Trong đó, Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành tại Quy Hòa là một không gian hội nghị, nghiên cứu nhiều tiện ích cho giới khoa học. Cùng với đó, FPT cũng công bố hình thành Tổ hợp Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ tại Quy Nhơn, mang khát vọng đưa Bình Định trở thành trung tâm AI hàng đầu khu vực, trung tâm khoa học thử nghiệm các công nghệ mới nhất của thế giới.
“Chuyển đổi số chính là cơ hội để Bình Định và các tỉnh miền Trung bứt phá, tận dụng cơ hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực, nhất là xây dựng chính quyền điện tử, phát triển KT-XH của địa phương. Chuyển đổi số sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của cả nước nói chung, cũng như miền Trung và tỉnh Bình Định nói riêng, nhằm nâng cao đời sống của người dân, sức cạnh tranh của DN và hiệu quả cho chính quyền địa phương các cấp”, ông Ổn chia sẻ.
ánh Tuyết và nhóm PV, BTV" alt=""/>Kết quả ấn tượng của Bình Định trong công tác cải cách thủ tục hành chính